Banner
Trang chủ ĐÀO TẠO Tiến sĩ Thông báo

Trang thông tin luận án tiến sĩ của NCS. Nguyễn Thế Khoa

28/05/2024 15:20 - Xem: 369

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NGHIÊN CỨU SINH NGUYỄN THẾ KHOA

- Tên luận án: “Nghiên cứu quy trình xử lý bã thải cây Gai xanh của nhà máy sản xuất sợi dệt Thanh Hoá đảm bảo an toàn môi trường”

- Ngành:                                      Khoa học môi trường

- Mã số:                                        9.44.03.01

- Họ và tên NCS:                         Nguyễn Thế Khoa

- Khóa đào tạo:                            2017 - 2020

- Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Như Kiểu

                                               2. TS. Dư Ngọc Thành

- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Phân lập, tuyển chọn các chủng xạ khuẩn có khả năng phân giải xenlulo cao phù hợp với thổ nhưỡng tỉnh Thanh Hóa.

- Phân lập, tuyển chọn được các chủng vi khuẩn cố định nitơ, phân giải phốt phát vô cơ khó tan, kích thích sinh trưởng có hoạt tính sinh học cao phù hợp với thổ nhưỡng tỉnh Thanh Hóa.

- Ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý bã thải cây Gai xanh thành phân bón hữu cơ vi sinh trên cơ sở các chủng vi sinh được tuyển chọn kỹ lưỡng, có hoạt tính sinh học cao từ vùng đất trồng Gai xanh tại Thanh Hóa. Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh từ bã thải bón cho cây Gai xanh, giúp giảm ô nhiễm môi trường do tái sử dụng bã thải dư thừa sau sản xuất thành sản phẩm có ích (phân bón hữu cơ vi sinh).

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tế

- Kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung thêm tư liệu đánh giá chi tiết đặc tính lý, hóa học và khối lượng phát sinh bãi thải cây Gai xanh làm cơ sở cho các nhà quản lý lập kế hoạch quản lý và xử lý lượng phụ phẩm nông nghiệp này kịp thời và hiệu quả.

- Kết quả nghiên cứu phân lập và tuyển chọn  các vi sinh vật hữu ích phù hợp với thổ nhưỡng tỉnh Thanh Hóa có thể ứng dụng triển khai với quy mô lớn hơn nhằm tận dụng lượng bã thải Gai xanh phát sinh ngày càng cao cho mục đích nông nghiệp.

- Kết quả nghiên cứu xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh phân hủy bã thải và quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh vật từ bã thải gai xanh theo hướng tận thu tài nguyên, giảm khối lượng bã thải ra môi trường bên ngoài nhằm hài hòa giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Để đánh giá được toàn diện về hiệu quả xử lý bã thải cây Gai xanh và hiệu quả kinh tế, môi trường của phân bón hữu cơ vi sinh sản xuất từ bã thải Gai xanh cần có thêm nhiều nghiên cứu, thử nghiệm đối với các bã thải Gai xanh sau thu hoạch ở các mùa vụ khác nhau, cũng như thử nghiệm ủ đống ở quy mô lớn hơn, thử nghiệm diện rộng trên đồng ruộng.

Hiện nay vùng trồng Gai xanh đã mở rộng tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Kạn, Lào Cai, Phú Thọ, Hoà Bình… Do đó, cần có những nghiên cứu phân lập thêm các vi sinh vật phân giải bã thải cây Gai xanh tại những vùng này cũng như đưa ra các quy trình ủ phân vi sinh đạt hiệu quả cao nhất.

INFORMATION OF THE DOCTORAL DISSERTATION

- Research Title: Evaluation of sustainable waste management strategies for green ramie residues generated at the textile manufacturing facility in Thanh Hoa province ensuring environmental compliance

- Major:                                      Environmental Science

- Code:                                        9.44.03.01

- Ph.D candidate:                       Nguyen The khoa

- Course Duration:                     2017 - 2020

- Research supervisors:              Assoc. Prof. Dr. Le Như Kieu

                                                Dr. Du Ngoc Thanh

- Training Institution: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University.

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

  • Isolation and selection of actinomycete strains with high Cellulose degradation ability suitable for the soil conditions of Thanh Hoa province.
  • Isolation and selection of nitrogen-fixing bacterial strains, inorganic Phosphate solubilizers, and growth promoters with high biological activity suitable for the soil conditions of Thanh Hoa province.
  • Utilizing microbial biotechnology for the conversion of green ramie waste into microbial organic fertilizer based on rigorously selected high-activity strains isolated from green ramie cultivation soils in Thanh Hoa. The application of microbial organic fertilizer produced from green ramie waste and applied to green ramie plantations helps mitigate environmental pollution by repurposing the excess waste into a valuable product (microbial organic fertilizer).

PRACTICAL APPLICABILITY AND ISSUES NEEDING FOR

FURTHER STUDIES

* Practical application

  • The research findings of this dissertation have provided detailed data on the physicochemical characteristics and waste generation rates of green ramie processing residues, which can serve as a valuable resource for policymakers and managers to develop timely and effective plans for managing and processing this agricultural byproduct.
  • The results of isolating and selecting beneficial microorganisms suitable for the soil conditions in Thanh Hoa province can be applied and scaled up to utilize the increasing volumes of green ramie waste for agricultural purposes.
  • The research has established protocols for producing microbial formulations to decompose the green ramie waste as well as for manufacturing microbial organic fertilizers from the green ramie residues, aligning with the principles of resource recovery and waste minimization to harmonize economic benefits and environmental protection.

 * The needs for further studies

To comprehensively evaluate the effectiveness of jatropha waste treatment and the environmental and economic performance of the microbial organic fertilizers produced from green ramie waste, additional research and testing are needed on green ramie processing residues collected across different harvesting seasons, as well as larger-scale composting trials and extensive field experiments.

Currently, green ramie cultivation has expanded to several northern mountainous provinces of Viet Nam, such as Bac Kan, Lao Cai, Phu Tho, and Hoa Binh. Therefore, it is necessary to isolate and characterize green ramie waste-degrading microorganisms from these regions, and to develop optimized microbial composting processes that can achieve the highest performance for the diverse waste sources and soil conditions in these expanding green ramie growing areas.

1. Trích yếu luận án tiến sĩ của NCS. Nguyễn Thế Khoa

2. Tóm tắt luận án tiến sĩ bằng tiếng anh của NCS. Nguyễn Thế Khoa

3. Tóm tắt luận án tiến sĩ bằng tiếng việt của NCS. Nguyễn Thế Khoa

4.  Luận án tiến sĩ của NCS. Nguyễn Thế Khoa

BÀI VIẾT LIÊN QUAN