Banner
Trang chủ TIN TỨC

Dự án SWAP của Liên minh Châu Âu (Eramus+): Hội thảo chính sách và quản lý chất thải rắn bền vững tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

24/09/2021 16:35 - Xem: 1243
Nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực giáo dục đại học trong lĩnh vực Chính sách và Quản lý chất thải rắn bền vững cũng như đào tạo kỹ thuật và dạy nghề cho những người thực hành xử lý chất thải ở các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nằm trong hợp phần của dự án SWAP của Liên minh Châu Âu (Eramus+),vừa qua, được sự đồng ý của BGH trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban điều phối dự án TUAF kết hợp với Đại học Nông Lâm Huế (HUAF) triển khai hội nghị về chính sách và quản lý chất thải rắn bền vững. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại các điểm cầu: Thái Nguyên, Hà Nội và Huế.

Tham gia hội nghị trực tuyến có sư tham gia của các diễn giả, quý thầy cô và các em sinh viên đến từ TUAF và HUAF. Đặc biệt, về phía trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có TS. Nguyễn Chí Hiểu, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; PGS. TS. Trần Văn Điền, nguyên Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Đặng Văn Minh, trưởng nhóm nghiên cứu dự án TUAF và PGS.TS. Đỗ Thị Lan, Trưởng khoa Môi trường. Về phía Đại học Nông Lâm Huế có sự hiện diện của cô giáo Ths. Lê Thị Hằng, trưởng nhóm điều phối dự án HUAF và các thành viên dự án. Về phía diễn giả khách mời có TS. Đinh Quang Hưng, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường và bà Lưu Ngọc Châm, phòng Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội.

Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS Đặng Văn Minh đại diện cho Trưởng nhóm nghiên cứu SWAP tại TUAF và ThS. Lê Thị Hằng điều phối dự án SWAP tại HUAF cùng nhấn mạnh TUAF và HUAF rất vinh dự là đại diện của Việt Nam tham gia vào dự án. Những kết quả dự án mang lại sẽ góp phấn nâng cao chất lượng đào tạo và góp phần giải quyết vấn đề chất thải rắn hiện nay.

Để hiểu hơn về dự án, TS. Trương Thị Ánh Tuyết, điều phối dự án SWAP tại TUAF cũng đã giới thiệu về mục tiêu và các hoạt động của dự án. Dự án không chỉ hỗ trợ nhà trường trong việc xây dựng năng lực ở cấp đại học mà còn cung cấp hệ thống học liệu mở, phát triển tài liệu học tập, bài giảng chuẩn quốc tế và trang thiết bị học tập hiện đại. Đồng thời, thông qua dự án, sinh viên sẽ được đào tạo, nâng cao kỹ năng khởi nghiệp và khả năng có việc làm trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.

Hội thảo còn có phần chia sẻ thú vị của hai khách mời là  ThS. Lưu Ngọc Châm và TS. Đinh Quang Hưng về công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn hiện nay trên địa bàn Hà Nội và tính khả thi của cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) trong thực hiện Điều 54 Luật bảo vệ môi trường 2020.

Phần cuối chương trình, quý thầy cô, khách mời và các em sinh viên cùng nhau thảo luận về những khó khăn, thuận lợi trong công tác quản lý chất thải rắn hiện nay;  cơ hội việc làm và các yêu cầu kỹ năng cho sinh viên trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Đồng thời, những chia sẻ giữa các trường trong việc phối hợp và huy động sự tham gia của các đơn vị doanh nghiệp trong đào tạo cũng được thảo luận sôi nổi.

Kết quả thiết thực của Hội thảo đã góp phần nâng cao công tác quản lý, nhận thức về chất thải rắn tới  sinh viên, thúc đẩy hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường để nâng cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.

Dưới đây là một số hình ảnh của hội nghị:

Duy Hải - Tuyết Trương

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
phai

Lượt truy cập:

Đang online:

Ngày hôm qua: