Banner
Trang chủ GIỚI THIỆU Cơ cấu tổ chức Phòng chức năng

Giới thiệu về phòng Quản lý chất lượng

30/08/2019 16:07 - Xem: 2907

1. Chức năng:

Tham mưu, giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện công tác thanh tra, khảo thí, đảm bảo chất lượng giáo dục và công tác quản lý rủi ro theo quy định của Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Nhiệm vụ:

2.1. Công tác thanh tra:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác thanh tra theo năm học;

- Thanh tra về việc thực hiện quy chế, quy định về giáo dục đào tạo, bao gồm: thanh tra công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi, việc đảm bảo an toàn, bí mật trong quy trình ra đề, tổ chức coi thi, tổ chức chấm thi, khớp phách, lên phương án điểm chuẩn, gọi thí sinh trúng tuyển, thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch, nội dung và phương pháp đào tạo, quy chế đánh giá HSSV, cấp văn bằng chứng chỉ...

- Thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, tài chính, khoa học công nghệ, tổ chức cán bộ, công tác HSSV theo yêu cầu của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý, thanh tra cấp trên;

- Thanh tra, xác minh các nội dung trong đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;

- Tham mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm; làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với chức năng do Hiệu trưởng giao.

2.2. Công tác khảo thí

- Giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, văn bản pháp quy về công tác khảo thí;

- Xây dựng kế hoạch chiến lược của đơn vị về công tác khảo thí và lộ trình thực hiện;

- Phối hợp với Phòng Đào tạo ban hành và thực hiện các quy định cụ thể về kiểm tra, thi kết thúc học phần, quản lý và thông báo điểm kiểm tra, điểm thi đối với các bậc học, các loại hình đào tạo;

- Chỉ đạo các khoa, bộ môn thực hiện nghiêm quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định của Đại học Thái Nguyên và của Trường về công tác thi, kiểm tra, đánh giá đối với các loại hình đào tạo;

- Tổ chức thi, chấm thi kết thúc học phần và hết môn theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường; giải quyết các tồn tại vướng mắc về công tác phúc khảo bài thi;

- Làm đầu mối xây dựng các lớp tập huấn, các đề án giúp các đơn vị trong trường phát triển công cụ lượng giá đào tạo phù hợp với thực tiễn;

- Tổ chức xây dựng, quản lý quy trình và công cụ đánh giá đào tạo phù hợp với từng ngành học, môn học; tổ chức xây dựng và quản lý ngân hàng đề thi tự luận, vấn đáp và trắc nghiệm;

- Tham gia công tác tuyển sinh các hệ liên thông, hệ vừa học vừa làm của Trường theo sự phân công của Hiệu trưởng;

- Định kỳ kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện công tác khảo thí theo yêu cầu;

- Tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác khảo thí;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với chức năng do Hiệu trưởng giao.

2.3. Công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng

- Giúp Hiệu trưởng triển khai các chủ trương, chính sách, các văn bản pháp quy, xây dựng các quy định cụ thể để đảm bảo chất lượng giáo dục;

- Xây dựng kế hoạch công tác đảm bảo chất lượng và tổ chức định kỳ tự đánh giá, đăng ký kiểm định chất lượng theo quy định của Luật Giáo dục Đại học, Đại học Thái Nguyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo;

- Làm đầu mối tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thu thập tài liệu, minh chứng phục vụ công tác tự đánh giá; tổng hợp hồ sơ đảm bảo chất lượng và lưu trữ tài liệu tự đánh giá; cập nhật cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng giáo dục hàng năm;

- Tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên, đánh giá kết quả đầu ra, lấy ý kiến của cán bộ, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng về chất lượng đào tạo và các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục, từ đó lập kế hoạch cải thiện, nâng cao chất lượng;

- Định kỳ hàng năm báo cáo Hiệu trưởng, Đại học Thái Nguyên kết quả cải thiện chất lượng giáo dục của Trường trên cơ sở báo cáo tự đánh giá chất lượng Trường, tự đánh giá chương trình đào tạo, đánh giá chuẩn đầu ra; xây dựng kế hoạch và nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong năm tiếp theo;

- Công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với chức năng do Hiệu trưởng giao.

2.4. Công tác quản lý rủi ro

- Thường xuyên khảo sát môi trường, cơ sở vật chất, cơ sở sinh hoạt chung của trường để tìm ra những ‘nguy cơ” có thể “không an toàn” cán bộ viên chức, giảng viên, người học và cho mọi người khi đến làm việc và học tập tại trường;

Xác định các yếu tố rủi ro thông quan bối cảnh nội bộ và bên ngoài, các bên quan tâm tới nhà trường;

- Nghiên cứu, phát hiện sớm các rủi ro trong hệ thống quản lý nhằm xác định nguyên nhân, phương thức, thời điểm, không gian rủi ro có thể xảy ra để có phương án kiểm soát, hạn chế hoặc không để xảy ra;

- Xác định các rủi ro thực sự phải đối mặt liên quan đến các sự kiện bất ngờ từ bên ngoài, rủi ro từ việc thực hiện chiến lược, trong quá trình triển khai các hoạt động và việc duy trì uy tín thương hiệu của nhà trường;

- Đánh giá, kiến nghị với Hiệu trưởng kết quả phân tích rủi ro nhằm dự kiến hậu quả của các tình huống sự cố trong hệ thống quản lý, khả năng xảy ra sự cố và xác định mức độ của các rủi ro từ đó xác định phương pháp xử lý thích hợp;

- Xây dựng các biện pháp, đối sách để xử lý giảm thiểu các rủi ro;

- Tham mưu, xây dựng quy trình quản lý rủi ro trong nhà trường;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với chức năng do Hiệu trưởng giao.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN