Banner
Trang chủ GIỚI THIỆU Cơ cấu tổ chức Trung tâm

Giới thiệu về Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ cao trong Nông Lâm nghiệp

14/06/2021 15:47 - Xem: 4190
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ cao trong Nông Lâm nghiệp (HACEN) là một trung tâm nghiên cứu trực thuộc Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Tiền thân của trung tâm HACEN là Lab hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nông nghiệp (CARD), thành lập năm 2018.

Sứ mệnh

HACEN hướng tới mục tiêu là trung tâm có năng lực về nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và sản xuất bền vững, đáp ứng nhu cầu của thị trường và các địa phương trong nước và khu vực.

Chức năng

  • Nghiên cứu khoa học (bao gồm cả nghiên cứu cơ bản và ứng dụng) và phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp;
  • Chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp;
  • Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
  • Cung cấp dịch vụ tư vấn về công nghệ cao và công nghệ cải tiến cho các cá nhân và tổ chức.

Cơ cấu tổ chức

  • Ban giám đốc;
  • Phòng Kế toán Hành chính;
  • Phòng Khoa học và Quốc tế;
  • Phòng Sản xuất và Phát triển Sản phẩm;
  • Phòng Đào tạo, Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ tư vấn.

Danh mục các đề tài và hoạt động tư vấn

Danh mục dự án nghiên cứu và chuyển giao

Đề tài, dự án quốc tế

[2020-2021] Giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi gia cầm thông qua sử dụng đệm lót sinh học tại Thái Nguyên. Tài trợ bởi SEAOHUN-USAID.

Đề tài, dự án cấp nhà nước

[2020-2022] Sản xuất nông nghiệp hàng hoá: Hiệu quả sản xuất, nhận thức và chiến lược quản lý rủi ro của nông hộ sản xuất nhỏ khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

[2019-2021] Xây dựng cơ chế học tập chuyển hóa cộng đồng cho các mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng tới cộng đồng nông thôn tự vững tại miền Bắc Việt Nam.

Đề tài, dự án cấp bộ

 [2020-2021] Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và bảo quản, chế biến một số cây trồng đặc trưng cho các tỉnh miền núi phía Bắc.

Đề tài, dự án cấp tỉnh

[2022-2024] Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong bảo quản và chế biến các sản phẩm từ quả bí xanh thơm tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

[2020-2023] Xây dựng mô hình sản xuất và chế biến một số sản phẩm từ khoai mài (Dioscorea persimilis Prain et Burk) phục vụ phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh nhằm nâng cao sức khoẻ cho người dân.

[2020-2023] Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây Tam thất (Panax notoginseng) tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

[2020-2021] Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình trồng và chế biến dược liệu (Hoài Sơn và Địa Hoàng) theo chuỗi giá trị dược liệu tại Bắc Kạn.

[2019-2020] Nghiên cứu bảo tồn và phát triển gắn với chuỗi giá trị cây dược liệu bản địa Hoài Sơn tại Lào Cai.

[2019-2020] Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Quất hồng bì Kỳ Sơn” cho sản phẩm quả Quất hồng bì của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Đề tài, dự án cấp Đại học

[2019-2020] Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển năng suất và chất lượng giống dược liệu Hoài Sơn tại Thái Nguyên.

[2019] Nghiên cứu công nghệ sản xuất phân hữu cơ đa dụng phục vụ cho sản xuất rau an toàn tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

[2018] Xây dựng quy trình sản xuất trong chậu cho giống hoa hồng nhập nội Bishop’s Castle tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

Hoạt động tư vấn cho các tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế

[2021] Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau trong nhà lưới, nhà kính tại tỉnh Sơn La, Dự án Nông nghiệp thông minh cho thế hệ tương lai (Smart Farming for the Future Generation), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO);

[2021] Đánh giá tác động cuối kỳ của chương trình DGD tài trợ 2017-2021 thực hiện bởi Rikolto, Tổ chức ADE Consulting & Advisory Services, Bỉ.

[2020] Đánh giá cuối kỳ, Hợp phần “Hỗ trợ thành lập và nâng cao năng lực hợp tác xã trong các hoạt động tạo thu nhập ở khu vực nông thôn tại các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế” trong khuôn khổ Dự án Trường Sơn Xanh (Green Annamites), Agriterra Hà Lan và ECODIT;

[2020-23] Dự án xây dựng ngành nông nghiệp bền vững tại Việt Nam thông qua ứng dụng công nghệ nông nghiệp (Ag Tech), Tổ chức tài chính quốc tế (IFC)/Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group).

[2019-nay] Giám sát và đánh giá, Chương trình Cải cách Kinh tế Việt Nam do Chính phủ Australia tài trợ (Aus4Reform) thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT Australia).

[2019-21] Thiết kế và sửa đổi cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội, Ủy hội sông Mekong quốc tế (Mekong River Commission) tại Viêng Chăn, Lào.

[2018] Đánh giá giữa kỳ Dự án “Nâng cao chất lượng và phát triển giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình” (VN020), và tài liệu hóa mô hình quản trị trường học và xây dựng chiến lược cho giai đoạn 2 của Dự án Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (ECCE) tại tỉnh Hòa Bình, tổ chức Aide et Action (Thụy Sỹ).

[2018] Tập huấn về hiệu quả quản lý và tư duy hệ thống trong quản trị công cho cán bộ thành phố Đà Nẵng, Viện Malik (Thụy Sĩ).

[2018] Đánh giá độc lập các Dự án Năng lực Cạnh tranh và Tiếp cận Thị trường do Cục liên bang kinh tế Thụy Sỹ (SECO) tài trợ tại Việt Nam (bao gồm SCORE, Vietrade và Biotrade), Tổ chức JaLogisch Áo và Ecorys Hà Lan.

[2018] Điều tra cơ bản và lập kế hoạch hành động cho Chương trình Phụ nữ Khởi nghiệp ở tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, Dự án phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME Development Project) do chính phủ Canada và Việt Nam tài trợ.

[2018] Tăng cường đóng góp của các Doanh nghiệp Lâm nghiệp vừa và nhỏ (SMFEs) trong Giảm nghèo, Việc làm và Tăng trưởng: Các nghiên cứu chẩn đoán ở Việt Nam, Tổ chức ‘UNIQUE forestry and land use’ Đức and ‘Enclude solutions’ Hà Lan.

[2018] Đánh giá dự án cuối cùng của Dự án “Khuyến khích trẻ em gái đến trường (KGIS)” tại tỉnh Hà Giang (Cải thiện giáo dục, đặc biệt là trẻ em gái và tăng cường an ninh kinh tế hộ gia đình ở các gia đình dân tộc thiểu số khó khăn), tổ chức Plan International.

[2017-nay] Dự án dịch vụ hỗ trợ thực địa, Bộ hợp tác các vấn đề toàn cầu của Canada (Global Affairs Canada) tại Việt Nam.

Sản phẩm và dịch vụ của HACEN

Dịch vụ

  • Tư vấn thiết kế và xây dựng nhà kính, nhà lưới cho sản xuất cây trồng và vườn ươm;
  • Tư vấn và chuyển giao các quy trình sản xuất cây trồng nông nghiệp theo tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và hữu cơ.
  • Tư vấn xây dựng nhãn hiệu chứng nhận và sản phẩm OCOP;
  • Đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ kỹ thuật;
  • Tư vấn khoa học cho các tổ chức và cá nhân quan tâm;
  • Dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp và sinh thái cho các trường học và cá nhân quan tâm.
  • Tư vấn nghiên cứu, thiết kế, quản trị và giám sát & đánh giá các chương trình và dự án phát triển.

Sản phẩm

Giống dược liệu: Tam thất bắc, Hoài Sơn (Củ mài), Địa hoàng.

Thực phẩm chức năng

  1. Bộ dinh dưỡng Hoài sơn
  2. Cao linh chi vỏ bưởi TUAF
  3. Cao linh chi táo đỏ
  4. Cao linh chi mật ong
  5. Trà thảo dược kim tiền thảo
  6. Trà rau má đậu đen
  7. Cao gắm
  8. Cao lá khôi
  9. HBT-Diabetes
  10. Trà túi lọc râu ngô

Quy trình sản xuất một số loại rau theo tiêu chuẩn VietGAP

Quy trình sản xuất và chế biến một số loại dược liệu

Liên hệ

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ cao trong Nông Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên.
Địa chỉ: Xã Quyết Thắng, TP. Thái Nguyên
Điện thoại: + 84(0) 208 6 282 868
Email: trungtamcongnghecao@tuaf.edu.vn

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN