Banner
Trang chủ ĐÀO TẠO Tiến sĩ Thông báo

Trang thông tin luận án tiến sĩ của NCS. Phạm Thị Thu Huyền

09/06/2021 09:00 - Xem: 1594

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

- Tên đề tài luận án tiến sĩ: “ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất đậu tương vụ Hè Thu tại Thái Nguyên ”.

- Ngành: Khoa học cây trồng

- Mã số: 9.62.01.10

- Họ và tên NCS: Phạm Thị Thu Huyền

- Khóa đào tạo : 2014-2017

- Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Trần Văn Điền, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

2. PGS.TS. Trần Thị Trường, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.

- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN:

1. Đã tuyển chọn được giống đậu tương ĐT51 có thời gian sinh trưởng từ 90 – 93 ngày, sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh hại khá, hạt màu vàng đẹp, cho năng suất trung bình 2,51 tấn/ha, tăng 26,13% so với đối chứng.

2. Xác định được một số biện pháp kỹ thuật cho giống đậu tương ĐT51:

- Thời vụ trồng thích hợp cho giống đậu tương ĐT51 trong vụ Hè Thu của tỉnh Thái Nguyên là từ 26/6 đến 16/7. Gieo với mật độ 30 cây/m2, kết hợp lượng phân bón 30 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O và 1000 kg phân HCVS Sông Gianh, cho năng suất trung bình từ 2,4 – 2,5 tấn/ha; Hiệu quả kinh tế: lãi thuần đạt từ 28 – 31 triệu/ha.

- Sử dụng 5 tấn phân chuồng hoặc 1 tấn phân HCVS Sông Gianh làm phân bón lót trên nền phân bón vô cơ 30 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O làm tăng số quả chắc và số quả 3 hạt/cây, cho năng suất thực thu từ 2,4 – 2,6 tấn/ha.

- Sử dụng chế phẩm nano xử lý hạt giống kết hợp bón phân qua lá ở 2 giai đoạn trước khi cây ra hoa và khi cây hình thành quả trọn vẹn cho NSTT cao nhất (trung bình đạt 2,90 tấn/ha, tăng 19,34% so với đối chứng).

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU:

  • Đưa giống đậu tương ĐT51 và các biện pháp kỹ thuật đã nghiên cứu làm tăng năng suất vào cơ cấu giống cây trồng của tỉnh Thái Nguyên, khuyến khích các hộ dân gieo trồng mở rộng diện tích đậu tương Hè Thu.
  • Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật làm tăng chất lượng hạt đậu tương ĐT51 (hàm lượng isoflavon; hàm lượng axit béo; hàm lượng protein…)

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

- Dissertation title:Research on various technical techniques to boost summer-autumn soybean production in Thai Nguyen".

"Research on various technical techniques to boost summer-autumn soybean production in Thai Nguyen".

- Speciality: Crop Science

- Code: 9.62.01.10

- PhD. candidate: Phạm Thị Thu Huyền

- Training course: 2014 - 2017

- Scientific supervisors:

1. Assoc.Prof.Dr. Tran Van Dien – Thai Nguyen University of Agriculture and                                                                                 Forestry (TUAF)

2. Assoc.Prof.Dr. Tran Thi Truong – Vietnam Academy of Agricultural Sciences

- Training institution: Thai Nguyen University of Agriculture and       Forestry - Thai Nguyen University

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. Cultivar selection results

     DT51 was chosen because of its 90-93-day growth period, good growth and development, good pest and disease resistance, beautiful yellow seeds, and average yield of 2.51 tons/ha, which increased by 26.13 percent above the control cultivar.

2. Research results on technical measures for DT51

       - In Thai Nguyen province's summer-autumn crop, June 26 to July 16 is the best period to sow DT51. With a planting density of 30 plants per m2, a fertilizer combination of 30 kg of N + 60 kg of P2O5 + 60 kg of K2O, and 1000 kg of Song Gianh microbial organic fertilizer, typical yields range from 2.4 to 2.5 tons per hectare. As for the economic efficiency, the returns above variable cost ranged from 28 to 31 million VND per hectare.

       - On the base of inorganic fertilizer (30 kg of N + 60 kg of P2O5 + 60 kg of K2O), using 5 tons of manure or 1 ton of Song Gianh microbial organic fertilizer as a lining fertilizer enhances the number of full pods and the number of pods with 3 seeds/plant, resulting in an actual yield of 2.4 to 2.6 tons/ha.

- The maximum yield was achieved by using nano preparations for seed treatment in combination with foliar fertilization at two stages before flowering and when the plant form full fruits (average 2.90 tons/ha, a 19% increase over the control).

PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES