Banner
Trang chủ GIỚI THIỆU Cơ cấu tổ chức Phòng chức năng

Giới thiệu về phòng Kế hoạch - Tài Chính

30/01/2023 07:40 - Xem: 3510
Lời giới thiệu về Phòng Kế hoạch-Tài chính
Phòng Kế hoạch Tài chính được thành lập theo Quyết định số: 1126 ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Phòng gồm 02 cán bộ quản lý (1 trưởng phòng và 1 phó phòng kiêm kế toán trưởng) và 6 chuyên viên. Trong đó có 05 chuyên viên mảng kế toán tài chính và 01 chuyên viên mảng kế hoạch

 

1. Chức năng của phòng Kế hoạch – Tài chính

        Phòng Kế hoạch - Tài chính là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng thực hiện chức năng tổ chức và quản lý công tác kế hoạch, tài chính, tài sản và  kế toán của Nhà trường. Thực hiện quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính của trường theo đúng quy định của Nhà nước.

2. Nhiệm vụ của phòng Kê hoạch – Tài chính

*Kế hoạch, chiến lược phát triển

- Phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch hàng năm về các hoạt động của nhà trường.

*Tài chính và Kế toán

- Xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính trung hạn và dài hạn của Nhà trường.

- Xây dựng Quy chế quản lý tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo định hướng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong Trường.

- Xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí cho các đơn vị trong toàn Trường và hướng dẫn các đơn vị triển khai sử dụng kinh phí đã được phân bổ theo các quy định và định mức chi tiêu.

- Kiểm tra và thực thi các khoản thu, chi tài chính, thanh quyết toán các nguồn kinh phí hoạt động; các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, mua bán, sửa chữa, thanh lý tài sản và nguồn hình thành tài sản, xây dựng cơ bản.

- Lập và theo dõi các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và các loại dịch vụ. Thực hiện điều khoản quản lý kinh phí của nhà trường.

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán. Hướng dẫn chế độ kế toán và các văn bản của nhà nước về quản lý tài chính, kiểm tra tài chính đối với các đơn vị hạch toán độc lập của trường. Xây dựng cơ chế tài chính đối với các chương trình liên kết, các hoạt động có thu ngoài nguồn ngân sách nhà nước.

- Thực hiện công khai tài chính theo quy định hiện hành, đáp ứng yêu cầu của Bộ và của các cơ quan có thẩm quyền về báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, bảo quản, lưu trữ các chứng từ, tài liệu kế toán theo quy định của nhà nước và nhà trường.

- Quản lý tài chính, tài sản của trường. Phối hợp với phòng quản trị phục vụ và các đơn vị kiểm kê tài sản theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến chức năng được Hiệu trưởng giao.

3. Nhiệm vụ của cán bộ, chuyên viên phòng KHTC

STT

Họ và tên

Nhiệm vụ

1

Trưởng phòng

PGS.TS. Đinh Ngọc Lan

+ Điều hành chung công việc của phòng KHTC.

+ Phụ trách công tác tổ chức, sắp xếp, bố trí công việc cho CBVC của phòng KHTC.

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung, kế hoạch tài chính, tham mưu xây dựng kế hoạch, các chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho Nhà trường.

+ Xây dựng các kế hoạch tài chính cho các kế hoạch, nhiệm vụ, dự án, đề án của Nhà trường.

+ Xây dựng phương án tự chủ, giao khoán tài chính cho các đơn vị, bộ phận, cá nhân trong trường.

+ Xây dựng phương án tăng nguồn thu cho Nhà trường

+Xây dựng kế hoạch tài chính phục vụ đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất, máy móc, đồ dùng phục vụ giảng dạy.

+ xây dựng Quy chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ.

+ Quản lý và điều tiết việc sử dụng các nguồn tài chính của Trường, xây dựng các phương án tiết kiệm chi.

+ Kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện thu chi tài chính.

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ CBVC của phòng.

+ Tổ chức kiểm tra tài chính nội bộ hàng năm.

+ Phụ trách các công tác phát triển và quản lý các hoạt động có thu, hoạt động đầu tư của Nhà trường.

+ Chủ trì và là đầu mối trong việc thúc đẩy xây dựng ý tưởng, định hướng phát triển các hoạt động có thu trong tất cả các lĩnh vực.

+ Xây dựng định mức, kế hoạch thu học phí từng thời kỳ, từng năm.

+ Ban hành các văn bản, báo cáo liên quan đến tài chính, báo cáo liên quan đến công việc của phòng.

+ Chủ trì, tham gia Họp hành, học tập NQ, nghiệp vụ và các công việc khác được giao liên quan đến kế hoạch, tài chính và thống kê.

+ Làm việc với các đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, các đoàn thẩm định dự toán, quyết toán thuế,…

+ Các công việc khác.

2

Phó phòng kiêm Kế toán trưởng

ThS. Ngô Thị Hương

+ Cùng với trưởng phòng quản lý các nguồn thu chi trong Nhà trường

+ Lập dự toán thu chi ngân sách hàng năm

+ Xây dựng phương án phân phối quỹ cho Nhà trường.

+ Tổ chức thực hiện các khoản thu chi tài chính theo kế hoạch

+ Tổ chức công tác kế toán, tổ chức công tác tổng hợp, thống kê, báo cáo cấp trên về hoạt động tài chính theo chế độ kế toán hiện hành.

+ Quản lý, Kiểm tra, đôn đốc việc nộp tiền từ các kế toán thu các khoản thu.

+ Quản lý, Kiểm tra, đôn đốc việc thu học phí CQ, VHVL, SĐH, các khoản thu tiền điện, nước, các khoản thu khác.

+ Tổ chức bảo quản, lưu trữ các chứng từ kế toán theo quy định.

+ Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán theo quy định về chế độ kế toán hiện hành.

+ Hướng dẫn chế độ kế toán, phổ biến các văn bản của Nhà nước về quản lý tài chính.

+ Thực hiện kiểm tra tài chính đối với các đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà trường, các đơn vị tự chủ.

+ Kiểm tra tiến độ giải ngân của các đề tài, dự án.

+ Lập báo cáo, làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, các đoàn thẩm định dự toán, quyết toán , thuế,…

+Họp hành, học tập NQ, nghiệp vụ của các công việc khác được giao liên quan đến kế hoạch, tài chính và thống kê.

3

 

 

 

 

Kế toán viên

CN. Phạm Hữu Phước

*Kế toán tổng hợp

+ Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa cá đơn vị, nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp.

+ Kiểm tra các định khoản, nghiệp vụ phát sinh

+ Kiểm tra cân đối giữa các số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp.

+ Kiểm tra số dư cuối kỳ và khớp đúng với các báo cáo giải trình chi tiết.

+ Hạch toán thu nhập, chi phí, công nợ, nghiệp vụ khác.

+ Lập chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết.

+ Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ.

+ Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở.

+ Cung cấp số liệu cho trưởng phòng, kế toán trưởng hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu.

+ Có trách nhiệm trợ giúp kỹ thuật sử dụng phần mềm kế toán cho các kế toán viên khác.

*Kế toán tài sản, vật tư: Theo dõi và báo cáo tài sản, vật tư hàng năm của Nhà trường. Thống kế và quản lý sổ sách về kiểm kê tài sản hàng năm.

*Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng, phó phòng giao.

4

Kế toán viên

CN Trần Thị Hạnh Nguyên

*Kế toán thanh toán và giao dịch ngân hàng, kho bạc

+ Nhận hồ sơ, chứng từ thanh toán cho các hoạt đông của Nhà trường, kiểm tra chứng từ trước khi viết lệnh chi, ủy nhiệm chi, giấy rút dự toan của kho bạc Thái Nguyên, ngân hàng Viettinbank, Agribank và các giao dịch khác với ngận hàng, kho bạc.

+ Thanh toán đề tài nghiên cứu KH, dự án trong và ngoài Bộ với KB, ngân hàng.

*Phụ trách công đoàn bộ phận

*Thủ quỹ trưởng

+ Theo dõi thu dịch vụ.

+ Thu tiền điện của cán bộ và các nhà thầu xây dựng và các cá nhân khác có sử dụng điện của Nhà trường.

+ Thu thuế thu nhập vãng lai ( tiền mặt)

*Thủ quỹ Đảng

*Viết biên bản các cuộc họp liên tịch giữa ban đảng ủy + CĐ

*Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng, phó phòng giao.

5

Kế toán viên

CN. Trịnh Thị Minh Trang

*Thu học phí chính quy (Học phí đại học, sau đại học)

+ Hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của sinh viên, học viên về học phí

+ Đốc thúc, Thu học phí hệ chính quy, thu lệ phí văn bằng chứng chỉ ngoại ngữ tin học,…cập nhật số liệu học phí trên phần mềm IU. Giao dịch với Agribank, Viettel về việc nộp học phí của người học.

+ Tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình nộp học phí, lệ phí từng tháng, tình quý, cả năm, in báo cáo tổng hợp học phí theo kỳ.

+ Theo dõi, cập nhật thông tin mới, báo cáo miễn giảm học phí cho sinh viên hàng kỳ.

+ Tham mưu cho lãnh đạo phòng về các công tác quản lý học phí hệ chính quy.

+ Xây dựng định mức, kế hoạch thu học phí từng kỳ, từng năm.

*Kế toán thuế

+ Tổng hợp chứng từ để tính toán, kê khai thuế thu nhập cá nhân hàng tháng cho CBVC trong trường, viết biên lai thuế vãn lai.

+ Tính toán, theo dõi các khoản thuế phải nộp của Nhà trường bao gồm thuế phải nộp của các hợp đồng dịch vụ của Nhà trường.

+ Quyết toán thuế, Thanh quyết toán ấn chỉ, biên lai với cơ quan thuế.

+ Báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý với cơ quan thuế.

*Kế toán tổng hợp ( Hỗ trợ 1 phần CV KT tổng hợp)

+ Xây dựng dư toán NSNN hàng năm.

+ Tổng hợp, lập báo cáo các số liệu về tài chính theo yêu cầu.

6

Kế  toán viên

CN. Ngô Thái Hà

*Kế toán thanh toán tiền mặt

+ Các khoản thu tại đơn vị.

+ Theo dõi công nợ ( phải thu, phải trả, tạm ứng)

+ Nhặt số tiền vào tài khoản cá nhân đối với tất cả các khoản thanh toán phải đổ cào các tài khoản cá nhân.

+ Thanh toán để tài, dự án nghiên cứu khoa học của giáo viên, sinh viên, các chương trình hợp tác quốc tế

*Thu học phí hệ cao học, NCS

+ Thu học phí cao học, NCS

+ Tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình nộp học phí, lệ phí từng tháng, từng quý, từng năm.

*Công việc khác

+ Thanh toán các khoản: học bổng, chi phi phí hỗ trợ học tập, trợ cấp cho SV hệ ĐHCQ cho sinh viên toàn trường.

+Theo dõi đào tạo cử tuyển tại các tỉnh, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo sinh viên nước ngoài.

+ Kế toán Đảng.

+ Viết biên bản của các cuộc họp chi bộ.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng, phó phòng giao.

7

Kế toán viên

CN. Phạm Thị Ngân

*Kế toán thu học phí hệ VLVH

+ Soạn thảo các hợp đồng đào tạo hệ VLVH, theo dõi tình hình học phí, cập nhật phần mềm trên IU.

+ Thu học phí SV hệ VLVH.

+ Tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình tổng hợp học phí từng tháng, từng quý, từng năm.

+ Theo dõi, thanh toán tiền giảng dạy( Nếu có văn bản đồng ý của BGH), công tác phí cho giáo viên giảng dạy các lớp VLVH.

+ Theo dõi, thanh toán các khoản học bổng, trợ cấp cho SV hệ VLVH trong toán trường (Nếu có)

*Kế toán lương, bảo hiểm và các chế độ khác của cán bộ

+ Ghi chép, cập nhật sự biến động về số lượng CBVC được hưởng lương

+ Tính toán chế độ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho CBVC.

+ Tính báo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế(BHYT), các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ.

+ Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán, quỹ tiền lương quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng, phó phòng giao.

8

Chuyên viên kế hoạch

CN. Trần Tùng Dương

*Đảm nhiệm các công việc thuộc mảng kế hoạch

+ Trợ giúp trưởng phòng trong kiểm tra việc thực hiện dự toán NSNN.

+ Tổng hợp số liệu, trợ giúp cho trưởng phòng trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của Nhà trường.

+ Tổng hợp các số liệu, các báo cáo của Nhà trường trong việc xây dựng quy chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ.

+ Tổng hợp số liệu thực chi, thực thu, cân đối giữa tổng hợp chi với thu, kế hoạch dự toán hàng năm để xây dựng kế hoạch điều chỉnh các hoạt động của Nhà trường, điều chỉnh kế hoạch dự toán cho phù hợp với thực tế thu chi.

+ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn thu chi tài chính của Trường theo kế hoạch.

+ Soạn thảo các văn bản về tài chính, công văn, hợp đồng, báo cáo.

+ Soạn thảo các Quyết định, thông báo về học phí các hệ.

*Quản lý theo dõi các hợp đồng dịch vụ

+ Soạn thảo hợp đồng, thanh lý hợp đồng ( kinh tế, giao khoán, liên kết,…) về các hoạt động có thu.

+ Theo dõi, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các HĐ dịch vụ, đốc thúc việc nộp các khoản thu theo hợp đồng.

*Công việc khác

+ Đảm nhiệm công việc văn thư

+ Mua văn phòng phẩm

+ Quản trị mạng và website của phòng, các công việc của 3 công khai.

+ Viết biên bản của các cuộc họp phòng.

+ Lưu trữ, quản lý kho chứng từ tài chính của Trường

+Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng, phó phòng giao

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN