Dự hội thảo có PGS.TS. Trần Văn Điền, Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Nguyễn Hưng Quang, Phó hiệu trưởng; Lãnh đạo phòng Đào tạo, KHCN&HTQT, lãnh đạo các khoa chuyên môn và Trung tâm Phát triển nông thôn Smart. Về phía huyện Thái Thuỵ có đồng chí Vũ Thanh Vân, Bí thư huyện uỷ, lãnh đạo HĐND, UBND, các phòng chuyên môn của huyện.
Toàn cảnh buổi hội thảo
Tại hội thảo, đồng chí Vũ Thanh Vân, Bí thư huyện uỷ huyện Thái Thuỵ đã báo cáo với đoàn công tác về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Huyện Thái Thuỵ có 1 thị trấn và 35 xã. Huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình. Thái Thụy có 1.552,3 ha rừng ngập mặn, tập trung tại các xã ven biển, có tác dụng lớn trong phòng hộ đê biển, điều hoà khí hậu và có giá trị lớn về cảnh quan môi trường, bảo tồn hệ sinh thái ngập nước ven biển, có cồn đen rộng hàng chục ha là nơi cớ thể phát triển ngành du lịch biển. Với bờ biển đài 27 khi và hàng chục nghìn km2 lãnh hải, có 3 của sông lớn hàng năm đổ ra biển một lượng lớn phù sa, vùng biển Thái Thụy có một tiềm năng hải sản phong phú…
PGS.TS. Trần Văn Điền, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại hội thảo
Tại buổi làm việc, Đoàn công tác của Trường Đại học Nông Lâm cũng đã thảo luận, trao đổi về một số vấn đề liên quan đến việc hợp tác, liên kết giữa hai bên. Trong đó, tập trung xây dựng đề án Nông thôn mới kiểu mẫu theo chủ đề giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030. Xây dựng đề án Ocop giai đoạn 2021-2025; Đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý và các chủ thể về Chương trình Ocop và những nội dung liên quan; Tư vấn chuẩn hóa và phát triển sản phẩm Ocop theo hướng đẩy mạnh chế biến sâu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu; Phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch tâm linh; Tổ chức đào tạo đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương…
Các đại biểu thảo luận tại hội thảo
Đối với những đề xuất của huyện về nhu cầu hợp tác, liên kết, trường sẽ tiến hành rà soát, chọn lựa một số lĩnh vực cần thiết để phối hợp đào tạo, chuyển giao khoa học - công nghệ...
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Kết thúc buổi làm việc, đồng chí Vũ Thanh Vân, Bí thư huyện uỷ đề nghị Văn phòng UBND huyện và các phòng chuyên môn phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm triển khai xây dựng một số sản phẩm Ocop như: nếp cái hoa vàng, lúa hữu cơ nuôi trên ruộng rươi, sản phẩm mật ong ở rừng ngập mặn; Nghiên cứu sự sinh sản của đặc sản cá hói; Tập huấn và đào tạo chuyên môn cho cán bộ của huyện; Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nhà văn hoá kiểu mẫu... Trong quá trình thực hiện, hai bên sẽ triển khai đánh giá kết quả liên kết hợp tác, từ đó điều chỉnh, xây dựng lộ trình phù hợp cho những năm tiếp theo.
Thu Hà