Banner
Trang chủ ĐÀO TẠO Tiến sĩ Thông báo

NCS. Nguyễn Mạnh Cường bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành Ký sinh trùng và vi sinh vật học thú y

03/10/2020 16:28 - Xem: 325

Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường thành lập theo Quyết định số 1744/QĐ-ĐHNL-ĐT ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên họp ngày 23 tháng 9 năm 2019 tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

Đánh giá luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Cường

Về đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Streptococcus suis gây bệnh ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên và chế tạo Autovaccine phòng bệnh”.

Ngành:  Ký sinh trùng và vi sinh vật học thú y; Mã số: 9.64.01.04

Người hướng dẫn khoa học:

1.PGS.TS. Tô Long Thành - Cục Thú y.

2.TS. Nguyễn Văn Quang - Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên

Hội đồng đánh giá luận án có mặt: 07/07 thành viên (theo quyết định số: 1744/QĐ-ĐHNL-ĐT ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm) gồm:

STT

Họ và tên

Cơ quan công tác

Trách nhiệm trong Hội đồng

1

PGS. TS. Trịnh Đình Thâu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Chủ tịch HĐ

2

PGS. TS. Lê Minh

Trường Đại học Nông Lâm, ĐHTN

Thư ký

3

PGS. TS. Phạm Công Hoạt

Bộ Khoa học và Công nghệ

Phản biện 1

4

PGS. TS. Lê Văn Năm

Hội thú y

Phản biện 2

5

PGS. TS. Phùng Quốc Chướng

Viện Thú y

Phản biện 3

6

PGS. TS. Đặng Xuân Bình

Trường Đại học Nông Lâm, ĐHTN

Ủy viên

7

TS. Phạm Quang Phúc

Hội Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Nguyên

Ủy viên

 

 

   

Sau khi nghe NCS. Nguyễn Mạnh Cường trình bày tóm tắt kết quả luận án, Hội đồng đã nghe ý kiến của 3 phản biện và bản tổng hợp ý kiến đóng góp của các cơ quan, các nhà khoa học về toàn văn bản luận án và tóm tắt luận án. Các thành viên khác trong Hội đồng, các vị đại biểu đã đóng góp ý kiến, đánh giá luận án và đặt câu hỏi. NCS đã tiếp thu, trả lời các câu hỏi của Hội đồng, các nhà khoa học và các đại biểu tham dự.

     Hội đồng đã họp riêng, thảo luận và thống nhất: Đề tài luận án đã có những kết luận khoa học rất cơ bản, làm nổi bật lên những điểm mới, đó cũng là những đóng góp mới của luận án:

* Đề tài luận án đã có kết luận khoa học cơ bản như sau:

- Đã xác định được tỷ lệ lợn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên mắc và chết do viêm phổi, viêm khớp khá cao, tập trung chủ yếu ở những nơi có nhiều trang trại chăn nuôi tập trung. Lợn sau cai sữa có tỷ lệ mắc và chết cao nhất ở lứa tuổi sau cai sữa và thấp nhất ở lợn hậu bị.

- Đã phân lập được các chủng vi khuẩn S. suis từ các mẫu bệnh phẩm lợn mắc viêm phổi và viêm khớp tại tỉnh Thái Nguyên đều mang đặc tính sinh vật, hóa học đặc trưng của giống, loài.

- Các chủng vi khuẩn S. suis phân lập được đều mẫn cảm cao với ceftiofur, florfencol, amoxicillin với tỷ lệ từ 80,35% - 84,52%.

- Đã xác định được các serotype của các chủng S. suis và các gen mã hóa yếu tố độc lực và các kiểu tổ hợp của các gen mã hóa.

- Đã tuyển chọn được 03 chủng vi khuẩn S. suis thuộc serotype 2, 7 và 9 là S.TN2-2, S.TN7-5, S.TN9-7, sau 5 đời cấy truyền đều ổn định về đặc tính sinh học và có độc lực cao, có thể sử dụng làm giống để nghiên cứu chế tạo Autovaccine.

- Đã sản xuất thành công Autovaccine thử nghiệm được chế tạo từ các chủng S. suis serotype 2, 7, 9 đều đạt các chỉ tiêu về đậm độ, thuần khiết, vô trùng, an toàn và hiệu lực; kích thích sản sinh miễn dịch tốt đối với lợn thí nghiệm, hình thành kháng thể và tạo đáp ứng miễn dịch ở lợn trên 120 ngày.

- Sử dụng 03 phác đồ điều trị viêm phổi và viên khớp cho lợn đều có hiệu quả cao, tỷ lệ lợn khỏi viêm phổi đạt 87,50% - 92,94%; tỷ lệ khỏi viêm khớp đạt 85,45% - 91,90%; trong đó ceftiofur cho hiệu quả cao nhất.

Đề tài luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống về vi khuẩn S. suis gây bệnh trên lợn tại tỉnh Thái Nguyên, chế tạo thành công Autovaccine từ các chủng S. suis phân lập được và xác định phác đồ điều trị lợn mắc viêm phổi, viêm khớp đạt hiệu quả cao. Kết quả nghiên cứu có giá trị về khoa học, có ý nghĩa thực tiễn cao. Các thông tin của đề tài luận án được công bố sẽ là nguồn dữ liệu quý, bổ sung một cách đầy đủ và hoàn thiện về đặc điểm sinh học của vi khuẩn S. suis ở lợn, giải pháp sử dụng Autovaccine trong phòng bệnh liên cầu khuẩn cho lợn, góp phần làm giảm thiệt hại trong chăn nuôi.

 Hội đồng đã ra nghị quyết và kết luận: Luận án "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Streptococcus suis gây bệnh ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên và chế tạo Autovaccine phòng bệnh” đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một luận án tiến sĩ ngành Ký sinh trùng và vi sinh vật học thú y với số phiếu tán thành là 07/07 (100%). NCS. Nguyễn Mạnh Cường  xứng đáng nhận học vị tiến sĩ ngành Ký sinh trùng và vi sinh vật học thú y. 7/7 (100%) thành viên Hội đồng đồng ý về việc công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ ngành Ký sinh trùng và vi sinh vật học thú y cho NCS. Nguyễn Mạnh Cường.

    Buổi bảo vệ luận án được tiến hành đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên và Trường Đại học Nông Lâm trong không khí trang trọng, với sự chứng kiến của tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học, đại diện Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm là đơn vị đào tạo, Ban chủ nhiệm và các giảng viên Khoa Chăn nuôi thú y, các nhà khoa học, đồng nghiệp, các NCS, học viên cao học, sinh viên, gia đình và bạn bè của NCS.

    Vào 11h30 cùng ngày, buổi bảo vệ luận án kết thúc. Hội đồng đánh giá Luận án tiến sĩ cấp Trường đã đề nghị Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận học vị tiến sĩ ngành Ký sinh trùng và vi sinh vật học thú y cho NCS. Nguyễn Mạnh Cường.

    Luận án sẽ được nộp lưu chiểu tại Thư viện Quốc gia, Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên, Thư viện Trường Đại học Nông Lâm, Phòng Đào tạo Trường Đại học Nông Lâm.

Một số hình ảnh trong buổi bảo vệ của NCS. Nguyễn Mạnh Cường


BÀI VIẾT LIÊN QUAN