TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu kỹ thuật canh tác cho lúa nếp cạn đặc sản tại tỉnh Hà Giang”
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9.62.01.10
Nghiên cứu sinh: Đào Thị Thu Hương
Khóa đào tạo: 2013 - 2017
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Điền
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
1) Đánh giá được thực trạng sản xuất lúa và lúa cạn của tỉnh Hà Giang: Tỉnh Hà Giang có diện tích gieo trồng lúa cạn chiếm khoảng 3% tổng diện tích lúa mùa với cơ cấu giống lúa nếp, tẻ địa phương còn khá đa dạng. Tuy nhiên năng suất lúa cạn còn thấp chỉ từ 1,9 – 2,2 tấn/ha do nhiều giống địa phương chưa được phục tráng và biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu theo kinh nghiệm chưa thật phù hợp với môi trường đã thay đổi.
2) Xác định được giống lúa nếp cạn có triển vọng tại tỉnh Hà Giang làm cơ sở cho bảo tồn và sử dụng nguồn gen cho chọn tạo giống lúa nếp mới: Từ đánh giá, so sánh 06 giống lúa nếp cạn địa phương, đã tuyển chọn được giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng có thời gian sinh trưởng ngắn (126 ngày), cao cây trung bình (126,5cm), đẻ nhánh khá, chịu hạn tốt (điểm 3), năng suất thực thu cao (3,63 tấn/ha), hàm lượng amylose 5,85%, chất lượng xôi dẻo, thơm.
3) Xác định được một số các biện pháp kỹ thuật phù hợp làm tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng, cụ thể: Thời vụ gieo hạt từ ngày 5 đến 20 tháng 6 dương lịch, gieo hạt với mật độ 30 cây/m2, khoảng cách gieo cây cách cây 17 cm, hàng cách hàng 20 cm, hoặc khoảng cách cây cách cây 17 cm, hàng rộng 30 cm, hàng hẹp 10 cm; bón phân cho 1 ha với lượng 1 tấn phân hữu cơ vi sinh + 60 kg N + 60 kg P2O5 + 45 kg K2O/ha + 300 kg vôi bột, bón bằng phân NPK rời theo phương thức rạch hàng sâu 6 – 8 cm, hoặc phân NPK được nén thành viên bón vùi sâu 6 – 8 cm; làm cỏ bằng tay sau gieo 25 ngày kết hợp phun Mizin 80WP sau khi cỏ mọc lại được 1 - 3 lá. Hoặc xử lý cỏ trước gieo 15 ngày bằng Lyphoxim và sau khi lúa mọc 45 ngày tiếp tục làm cỏ bằng tay. Thử nghiệm biện pháp kỹ thuật mới của đề tài qua mô hình đã cho thấy hiệu quả kinh tế của mô hình đề tài vượt so với mô hình thực tế của địa phương là 35,7% đến 42,7% tại hai huyện thử nghiệm.
CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
* Các ứng dụng và khả năng ứng dụng trong thực tiễn
- Các kết quả nghiên cứu là cơ sở bổ sung thêm thông tin khoa học về đặc điểm hình thái, sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng, khả năng chịu hạn của một số giống lúa nếp cạn địa phương được gieo trồng tại tỉnh Hà Giang.
- Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm cơ sở khoa học để xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác giống lúa nếp cạn được gieo trồng tại Hà Giang nói riêng và ở miền núi phía Bắc nói chung.
- Kết quả nghiên cứu có giá trị về khoa học cho việc nghiên cứu, giảng dạy và phát triển nguồn gen lúa cạn, lúa chịu hạn, lúa nếp cạn địa phương chất lượng cao trong điều kiện biến đổi khí hậu hạn hán tăng cao.
- Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp cho giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng đạt năng suất, tăng hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trồng lúa cạn tại tỉnh Hà Giang và góp phần đẩy mạnh chuỗi sản xuất hàng hoá nông sản chất lượng
* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Tiếp tục nghiên cứu một số các biện pháp như trồng xen, các phương thức gieo hạt... nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật trong sản xuất.
INFORMATION OF THE DOCTORAL DISSERTATION
Research Title:: "Research on farming techniques for the special upland rice in Ha Giang"
- Major: Crop Science
- Code: 9. 62. 01. 10
- PhD candidate: Dao Thi Thu Huong
- Course Duration: 2013 - 2017
- Research supervisors: Assoc. Prof. Dr. Tran Van Dien
- Training Institution: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University
THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS
1) Evaluate the factual production and identify the limitation on upland rice and upland sticky rice cultivation in Ha Giang: Although the structure of Ha Giang rice varieties are quite diverse, the cultivated area of upland rice occupies approximately 3 percents of total rice crop area. Moreover, the low productivity of upland rice with only around 2 tons per hectare is mainly resulted from the un-reinvigoration of the local varieties and the experienced technical measures without in accordance with the changes of environment.
2) Select the best upland sticky rice variety for production development with the key features of growing time, high productivity, good quality, drought tolerance: From the evaluations and comparisions among 06 varieties of the local upland rice, Khau Nua Trang variety has been proposed due to its advantages on short growing time (126 days), medium height (126.5cm), good tillering, good drought tolerance (point 3), high practical yield (3.63 tons per hectare), amyloza content 5.85%, sticky and aromatic rice products.
3) Determine several technical measures for increasing the productivity of the promising upland rice variety under the local climates and soil conditions: Several suitable technical measures have been determined to increase the productivity and economic efficiency of Khau Nua Trang upland sticky rice variety. Specifically: the seasonal sowing is chosen from 5th to 20th June with density of 30 rices per meter in square; the spaces between two trees and two rows are 17cm and 20cm, respectively; or the space between two rices is 17cm, and the spaces among the wide and narrow rows are 30 cm and 10 cm, respectively; the fertilizer formula used per hectare is: organic fertilizer (1000kg) + N (60 kg) + P2O5 (60 kg) + K2O (45 kg) + lime powder (300 kg); fertilizing NPK is in 6 to 8cm deep row sliNoings; or NPK pellets are buried from 6 to 8cm under the ground; manual weeding is performed 25 days after sowing combining with Mizin spraying when grass has 1 to 3 leaves; or the weed is handled by using Lyphoxim 15 days before sowing then performing manual weeding after 45 days of rice growing. It can be illustrated from the experimental project model with new technical measures where the economic results are 35.7 to 42.7 percentages higher than those of practical models in two districts in Ha Giang.
APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES
* Practical applicability:
- Contribute more information on morphological characteristics, growth and development, productivity, quality, and drought tolerance of several upland rice varieties cultivated in Ha Giang province.
- Provide more scientific fundamentals for the development of technical measure process of upland sticky rice cultivation in not only Ha Giang province but also the mountainous areas in the North of Vietnam.
- Provide the valuable scientific basis for researching, teaching and genetic resource developing of upland rice, drought tolerant rice and upland rice varieties with high quality under the increasing change of drought environment.
- Contribute to the better process of Khau Nua Trang upland rice technical measures with the aims of boosting the chain of high quality agriculture products for higher incomes.
* Opening issues for further studies
It can be seen from the research results shows that, some measures as intercroping and sowing, etc., should be further studied for Khau Nua Trang upland sticky rice variety to improve the technical process of the cultivation.
1. Bản trích yếu LATS của NCS. Đào Thị Thu Hương
2. Tóm tắt LATS bằng tiếng việt của NCS. Đào Thị Thu Hương