Banner
Trang chủ ĐÀO TẠO Tiến sĩ Thông báo

Trang thông tin Luận án Tiến sĩ của NCS. Vi Xuân Học

03/02/2020 17:00 - Xem: 235

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng bưởi Xuân Vân, tỉnh Tuyên Quang

       Ngành: Khoa học cây trồng

       Mã số: 9620110

       Nghiên cứu sinh: Vi Xuân Học

Khóa đào tạo: 2014 - 2019

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng

                                                2. TS Nguyễn Văn Vượng

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Đã đánh giá được các đặc điểm nông sinh học, khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng quả của giống bưởi Xuân Vân tại tỉnh Tuyên Quang.

2. Đã xác định được các biện pháp kỹ thuật: cắt tỉa, khoanh vỏ, liều lượng phân bón, phun bổ sung GAvà thụ phấn bổ sung có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng ra hoa, tỷ lệ đậu quả, năng suất và chất lượng bưởi Xuân Vân và bảo quản bằng màng thông minh cho chất lượng quả sau bảo quản tốt:

- Cắt tỉa theo quy trình của Viện nghiên cứu rau quả đã cho ra hoa sớm hơn từ 4 đến 5 ngày, năng suất bưởi Xuân Vân đạt được cao nhất với 123,5 - 125,6 kg/cây.

- Thời điểm khoanh vỏ vào ngày 25 tháng 12 đã cho ra hoa sớm từ 1 - 7 ngày và cho năng suất đạt được cao nhất với 109,4 - 109,8 kg/cây.

- Công thức bón phân ở tỷ lệ 1:0,75:1 với mức bón 500 gam tính theo lượng đạm cho năng suất cao nhất, đạt 133,8 - 140,5 kg/cây

- Phun GA3 với nồng độ 50 ppm cho năng suất cao nhất, đạt 190,1 - 199,8 kg/cây; phun GA3 với nồng độ 90 ppm đã làm giảm số lượng hạt/quả từ 128,2 - 130,2 hạt/quả xuống 38,3 - 40,9 hạt/quả.

- Thụ phấn bổ sung bằng nguồn phấn từ cây bưởi chua đã làm tăng tỷ lệ đậu quả và năng suất bưởi Xuân Vân; năng suất của công thức thụ phấn bằng phấn bưởi chua đạt cao nhất với 15,1 - 16,1 kg/công thức. 

- Bảo quản bằng màng thông minh sau thu hoạch cho bưởi Xuân Vân đã giảm được tỷ lệ thối hỏng quả xuống ở mức 5,55 - 6,66% sau 12 tuần bảo quản, duy trì được giá trị thương phẩm của quả.

3. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật từ kết quả nghiên cứu của đề tài Luận án vào mô hình thâm canh đã làm tăng năng suất từ 149,7 - 173,7 kg/cây, nâng cao được hiệu quả kinh tế so với biện pháp canh tác tuyền thống của người dân hiện đang áp dụng.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Các ứng dụng và khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của đề tài Luận án đã xác định được các đặc điểm nông sinh học của giống bưởi Xuân Vân sẽ được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển, xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cho giống bưởi Xuân Vân trong điều kiện sinh thái của tỉnh Tuyên Quang và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài Luận án đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác, áp dụng vào mô hình thâm canh cho năng suất, chất lượng quả và hiệu quả kinh tế vượt trội so với mô hình canh tác theo truyền thống của người dân. Các biện pháp kỹ thuật này sẽ được bổ sung vào quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cho giống bưởi Xuân Vân tại Tuyên Quang và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cho người nông dân trồng bưởi.

- Các kết quả nghiên cứu thu được của đề tài Luận án sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, đào tạo cây có múi ở Việt Nam.

* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

 Trong giới hạn thời gian nghiên cứu của đề tài Luận án, các vấn đề như: ảnh hưởng của gốc ghép đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng bưởi Xuân Vân; ảnh hưởng phân bón vi lượng đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng của kỹ thuật trồng xen cây cho phấn đến khả năng đậu quả, năng suất bưởi Xuân Vân; biện pháp kỹ thuật sản xuất bưởi Xuân Vân theo hướng hữu cơ … chưa được triển khai nghiên cứu. Để nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển sản xuất bền vững bưởi Xuân Vân ở Tuyên Quang và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự, những vấn đề còn bỏ ngỏ trên rất cần được triển khai nghiên cứu.

INFORMATION OF DOCTORAL DESSERTATION

    Dissertation title: Study on agro - biological characteristics and application of technical measures to improve yield and quality of Xuan Van pomelo in Tuyen Quang province

Speciality: Crop Science            Code: 9620110

PhD candidate: Vi Xuan Hoc

Training course: 2014 - 2019

Scientific supervisors: 1. Assoc. Pro. Dr. Nguyen Quoc Hung

                                    2. Dr. Nguyen Van Vuong

Training institution: Thai Nguyen university of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. Agro - biological characteristics, developmental capacity, yield and fruit quality of Xuan Van pomelo in Tuyen Quang province were evaluated.

2. Applying technical measures of pruning, girdling, fertilization, GA3 spray and hand pollination had considerable effects on flowering, fruit setting rate, yield and quality of Xuan Van pomelo; and postharvest preseravation with smart film coating improved postharvest quality of the fruit:

- Implementing pruning protocol of the Fruit and Vegetable Research Institute resulted in earlier flowering by 4 to 5 days, yielding the highest yield at 123.5 - 125.6 kg / tree.

- Girdling on 25 December produced flowers at 1 - 7 days earlier and resulting in the highest yield at 109.4 - 109.8 kg/tree.

- Applying NPK fertilizers at the rate of 1:0.75:1, with 500 gram of nitrogen resulted in the highest yield of 133.8 - 140.5 kg/tree.

- Spraying GA3 at concentration of 50 ppm yielding the highest at 190.1 - 199.8 kg/tree; Spraying GA3 at concentration of 90 ppm reduced number of seed per fruit, from 128.2 - 130.2 seeds/fruit down to 38.3 - 40.9 seeds/fruits.

- Hand pollination with pollens obtained from sour pomelo increased fruit setting rate and yield of Xuan Van pomelo; the highest yield was recorded at 15.1 - 16.1 kg/treatment. 

- Postharvest preservation of Xuan Van pomelo reduced the rate of rotten fruits, to 5.55 - 6.66% after 12 weeks of preservation and maintaining the value of the fruit.

3. Application of the technical measures into intensive demonstration of Xuan Van pomelo increased the yield to 149.7 - 173.7 kg/tree, improving economic profit of the production compared to that of the conventional techniques.

PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

* Practical applicability

- The research identified agro - bilogical characteristics of Xuan Van pomelo, which can be used as scientific basis for development of cultivation protocol for Xuan Van pomelo in the condition of Tuyen Quang province and other regions of similar conditions.

- The research determined technical measures for applying into intensive pomelo production to improve the fruit yield and quality and economic profit of the production. The technical measures will be used in production of Xuan Van pomelo in Tuyen Quang and other regions of similar conditions, contributing to improving the fruit yield and quality and economic profit of the production.

- The research results will be valuable references for research and training in citrus production in Vietnam.

* Opening issues for further studies

 Within the scope of the research, research on effect of rootstocks, micro-fertilizers, intercropping with pollen-giving plants on fruiting ability, yield and quality of Xuan Van pomelo; organic production of Xuan Van pomelo… has yet to be conducted. In order to improve production efficiency and develop sustainable production of Xuan Van pomelo in Tuyen Quang province and other areas of similar ecological conditions, the above - mentioned issues need to be paid attention to.

1. Trích yếu Luấn án Tiến sĩ của NCS. Vi Xuân Học

2. Tóm tắt Luận án tiến sĩ bằng TIếng anh của NCS,. Vi Xuân Học

3. Tóm tắt Luận án tiến sĩ bằng TIếng việt của NCS,. Vi Xuân Học

4. Luận án tiến sĩ của NCS,. Vi Xuân Học

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN