Banner
Trang chủ ĐÀO TẠO Tiến sĩ Thông báo

Trang thông tin luận án của NCS. Nguyễn Thị Minh Thuận

30/03/2022 15:30 - Xem: 1446

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Đặc điểm sinh trưởng và mối tương quan đa hình gen POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa.

Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 9.62.01.05

Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Minh Thuận

Khóa đào tạo: 2016 - 2019

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Văn Phùng

                                                 2. TS. Phạm Bằng Phương

Cơ sở đào tạo: Trường đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án đã có những kết luận về những kết quả mới như sau:

1, Kết quả phân tích đa hình gen POU1F1 bằng enzyme DdeI cho thấy có 2 kiểu gen D1D1 và D1D2, trong đó kiểu gen D1D1 chiếm tỷ lệ 75,30%, kiểu gen D1D2 chiếm 24,70%. Tần số allele D1 là 0,875, của allele D2 là 0,125. Đây là kết quả lần đầu tiên phân tích đa hình gen POU1F1 trên dê địa phương ở Việt Nam.

2, Phân tích mối tương quan đa hình đoạn gen POU1F1 và khả năng sinh trưởng cho thấy, dê mang kiểu gen D1D1 có khối lượng cao hơn so với dê mang kiểu gen D1D2, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

            3, Việc kết hợp giữa lựa chọn những cá thể dê có kiểu gen D1D1 và bổ sung thức ăn tinh đã cải thiện được khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê Định Hóa. Trong đó, những dê được bổ sung thức ăn tinh ở mức cao hơn sinh trưởng cao hơn và cao nhất ở những dê có kiểu gen D1D1 của gen POU1F1 được bổ sung 30% thức ăn tinh tính theo lượng vật chất khô của khẩu phần, thấp nhất là những dê có kiểu gen D1D2 và không được bổ sung thức ăn tinh.

            Như vậy, khi được nuôi với khẩu phần giàu dinh dưỡng hơn (bổ sung 30% thức ăn tinh tính theo lượng vật chất khô của khẩu phần) thì những cá thể dê mang kiểu gen D1D1 có khả năng sinh trưởng cao hơn dê mang kiểu gen D1D2. Điều này có ý nghĩa trong thực tiễn là chọn các cá thể dê mang kiểu gen D1D1 nuôi với khẩu phần giàu dinh dưỡng sẽ cho tốc độ sinh trưởng cao hơn so với dê mang kiểu gen D1D2, giúp cho người dân tăng thu nhập khi nuôi dê Định Hóa.

4, Các cá thể dê mang kiểu gen D1D1 có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao hơn những dê mang kiểu gen D1D2 khi được bổ sung thức ăn tinh ở mức 15 và 30% tính theo vật chất khô của khẩu phần.

5, Tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh của dê ở nghiệm thức D130 (dê mang kiểu gen D1D1 và bổ sung 30% thức ăn) so với nghiệm thức D10, D20 và D215 (dê mang D1D1 và D1D2 nhưng không bổ sung thức ăn và dê mang kiểu gen D1D2 có bổ sung 15% thức ăn) là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Như vậy, khi được bổ sung thức ăn tinh ở mức 30% (tính theo vật chất khô của khẩu phần) thì các cá thể dê mang kiểu gen D1D1 có tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh cao hơn so với dê ở nghiệm thức D10, D20 và D215 (dê mang D1D1 và D1D2 nhưng không bổ sung thức ăn và dê mang kiểu gen D1D2 có bổ sung 15% thức ăn)

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ

CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Đánh giá được mối tương quan của kiểu gen của gen POU1F1 đến khả năng sinh trưởng của dê Định Hóa, từ đó giúp các nhà khoa học nghiên cứu về giống định hướng được chiến lược khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bản địa phục vụ công tác bảo tồn.

Đánh giá được ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê Định Hóa, là cơ sở để khuyến cáo người dân ứng dụng vào thực tế chăn nuôi, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi dê, thực hiện tốt chiến lược bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa.

* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

Tiếp tục nghiên cứu thêm về các gen khác có mối tương quan với khả năng sinh trưởng của dê.

                                                                   INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation title: Growth characteristic and correlation of POU1F1 gene polymorphism with growth trait of local goats in DINH HOA district”.

Speciality: Animal science       

Code: 9.62.01.05

Ph.D candidate: Nguyen Thi Minh Thuan

Training course: 2016 - 2019

Scientific Supervisors: 1. Assoc. Prof. Dr. Tran Van Phung        

                      2. Dr. Pham Bang Phuong

Training foundation: Thai Nguyen university of agriculture and forestry- Thai Nguyen university

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

The dissertation has concluded the  new finding as follows:

1, The results of analysis of POU1F1 gene polymorphism by DdeI enzyme showed that there were 2 genotypes D1D1 and D1D2, of which genotype D1D1 accounted for 75.30%, genotype D1D2 accounted for 24.70%. The D1 allele frequency was 0.875, D2 allele frequency was 0.125. This was the first results of analyzing POU1F1 gene polymorphism in local goats in Vietnam.

2, Analysis of correlation between POU1F1 gene polymorphism and growth performance showed that goats with genotype D1D1 had a higher weight than goats with genotype D1D2, but the difference was not statistically significant (P>0.05).

3, Selection of goats with genotype D1D1 in combination with supplementation of concentrate feed  improved the growth performance and meat production of Dinh Hoa goats. In which, goats that were supplemented with concentrate feed at higher levels had higher growth and the highest growth was found in goats with genotype D1D1 of POU1F1 gene supplemented with 30% concentrate feed calculated based on the amount of dry matter in the diet. The lowest were goats with genotype D1D2 and not supplemented with concentrate feed.

Thus, when raised with nutrient rich diet (supplementation of 30% concentrate  calculated based on dry matter of the diet), goats with genotype D1D1 had a higher growth performsnce than goats with genotype D1D2. This means that in practice selection of goats with genotype D1D1 raised with nutrient rich diets will have a higher growth rate than goats that with genotype D1D2, thus this helps people increase their income when rearingDinh Hoa goats.

4, Goats with D1D1 genotype had a higher absolute growth rate than goats with genotype D1D2 when supplemented with concentrate at 15 and 30% based on dry matter of the diet.

  5, Carcass percentage and lean meat percentage of goats in treatment D130 (goats with genotype D1D1 and supplemented with 30% feed) compared with treatment D10, D20 and D215 (goats with D1D1 and D1D2 but not supplemented with feed and goats with genotype D1D2 supplemented with 15% feed) were statistically significant (P<0.05). Thus, when supplemented wih concentrate at 30% (calculated based on dry matter of the diet), goats with genotype D1D1 had a higher carcass percentage and lean meat percentaget compared to goats in treatment D10, D20 and D215 (goats wih D1D1 and D1D2 but not supplemented with feed and goats with genotype D1D2 supplemented with 15% feed).

PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

* Applicability in practice.

Assessing the correlation of the genotype of the POU1F1 gene with the growth performance of Dinh Hoa goats, there by helping scientists study on goat breed to orientate strategies of exploitation and development of genetic resources of native livestock serving gene conservation.

Assessing the effect of genotype of POU1F1 gene and feed supplements on  the growth performance and meat production of Dinh Hoa goats is the basis for recommending people to apply it in practice, contributing to improvement of livestock performanc products and efficiency of goat raising, effective implementation of the strategy of conservation and development of indigenous genetic resources.

* Open tissues for further studies:

Open issues that need further studying is that continue to study on other genes associated with goat growth.

1. Trích yếu luận án tiến sĩ của NCS. Nguyễn Thị Minh Thuận

2. Tóm tắt luận án tiến sĩ bằng tiếng anh của NCS. Nguyễn Thị Minh Thuận

3. Tóm tắt luận án tiến sĩ bằng tiếng việt của NCS. Nguyễn Thị Minh Thuận

4. Luận án tiến sĩ của NCS. Nguyễn Thị Minh Thuận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN