TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên luận án: "Nghiên cứu bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra tại tỉnh tỉnh Sơn La, Điện Biên và biện pháp phòng chống”.
Chuyên ngành: Ký sinh trùng & Vi sinh vật học thú y
Mã số: 9.64.01.04
Họ và tên NCS: Đỗ Thị Lan Phương
Khóa đào tạo: 2016 - 2019
Người hướng dẫn khoa học: 1.GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngân
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm
Cơ sở đào tạo: Đại họcThái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án đã có những kết luận về những kết quả mới như sau:
- Tỷ lệ mắc bệnh gạo lợn tại tỉnh Sơn La là 2,59%; tại tỉnh Điện Biên là 3,37% trong 1.040 lợn mổ khám tại Sơn La và 1.038 lợn mổ khám tại Điện Biên.
- Nuôi lợn theo phương thức thả rông và bán chăn thả làm tăng nguy cơ mắc bệnh gạo ở lợn từ 2,04 đến 7,58 lần so với lợn nuôi nhốt hoàn toàn (ở Sơn La) và từ 2,29 đến 8,64 lần (ở Điện Biên).
- Thời gian xử lý thịt ở nhiệt độ cao (luộc thịt) với thịt có độ dày 5cm, khối lượng 1,5 - 2 kg là 45 phút; với thịt có độ dày 8cm là 90 phút. Bảo quản ở -15oC với thịt dày 5cm cần 2 ngày; với thịt dày 8cm cần 5 ngày để diệt hết ấu trùng.
- Thời gian hun khói thịt bằng cách treo gác bếp tại gia đình người Thái (nhiệt độ 40 - 50oC) ấu trùng trong thịt chết hết sau 5 ngày; thịt hun khói bằng lò tại cơ sở sản xuất thịt hun khói (nhiệt độ 60 - 65oC) ấu trùng trong thịt chết hết sau 2 ngày.
- Phác đồ sử dụng thuốc praziquantel liều 20mg/kg/ngày trong ngày đầu, thuốc albendazole 15mg/kg/ngày trong 2 ngày tiếp theo có hiệu lực điều trị bệnh gạo lợn cao nhất trong 3 phác đồ đã thử nghiệm (từ 81,82 đến 92,30%).
- Đã đề xuất được biện pháp phòng chống bệnh gạo do ấu trùng C. cellulosae gây ra trên lợn, từ đó phòng chống được bệnh sán dây và bệnh ấu trùng sán dây cho người.
- Đã xây dựng được bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh gạo lợn ở các địa phương nghiên cứu tại tỉnh Sơn La và Điện Biên.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ
CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
- Sử dụng các phương pháp xử lý thịt ở nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp và hun khói thịt với thời gian như trên để phòng bệnh sán dây cho người, từ đó phòng được bệnh gạo cho lợn.
- Chẩn đoán lâm sàng và sử dụng bộ kit ELISA Taenia solium phát hiện sớm lợn mắc bệnh gạo để điều trị và xử lý theo quy định của Thú y.
- Kết quả đề tài luận án là tài liệu tham khảo có giá trị trong đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học, Cao đẳng chuyên ngành.
* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
Tiếp tục nghiên cứu về độ nhạy, độ đặc hiệu của các bộ kit chẩn đoán nhằm phát hiện sớm lợn mắc bệnh gạo để có biện pháp xử lý phù hợp.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
Dissertation title: Study on cyticercosis in pigs by Cyticercus cellulosae larvae in Son La, Dien Bien province and its preventive control measures
Speciality: Veterinary Parasitology and Microbiology
Code: 9.64.01.04
Ph.D candidate: Do Thi Lan Phuong
Training course: 2016 - 2019
Scientific Supervisors: 1.Professor Dr. Nguyen Thi Kim Lan
2. Associate professor Dr. Nguyen Thi Ngan
Training Institution: University of Agriculture and Forestry-Thai Nguyen University
THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS
The dissertation obtained new results and contributions as follows:
The prevalence of pigs infected cysticercosis in Son La province was 2.59% in total 1.040 autopsy pigs and in Dien Bien province was 3.37% in total 1.038 autopsy pigs.
- Breeding pigs in free range and semi - stable method increased the risk of cysticercosis infection from 2.04 to 7.58 times in comparison with pigs breed in stable method (in Son La province) and from 2.29 to 8.64 times of that in Dien Bien province.
- The duration for processing pork at high temperature (boiling meat) with 5 cm of thickness 1.5 - 2 kg of volume was 45 minutes; and with pork of 8 cm of thickness was 90 minutes.The conservation was stored at - 15oC with pork slice of 5 cm in 2 days to eliminate all the larvae; with meat slice of 8 cm of thickness was in 5 days.
- The duration for smoking pork by hanging up the kitchen in the Thai ethnic families (at 40 - 50oC), the larvae existed in pork was eliminated after 5 days. Pork smoked in the smokehouse units (at 60 - 65oC), the larvae was killed after 2 days.
- The treatment regimen was used with praziquantel medicine at dosage of 20 mg / kg body weigh per day in the first day, with albendazole medicine at dosage of 15 mg / kg body weigh per day for the next 2 days, this regimen reached the highest efficacy in the total 3 trial regimens approved (from 81.82 to 92.3%).
- Established preventive and control measures of cysticercosis caused by C. cellulosae in pigs, since leading to prevent human taeniasis and neurocysticercosis.
- Constructed an epidemiological map of cysticercosis circulating in pigs in Son La and Dien Bien province.
PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES
* Practical applicability:
- Use the methods of processing meat at high temperature, low temperature and smoking with the proposed duration to prevent human Taeniasis, thereby it will be able to prevent cysticercosis in pigs.
- Clinical diagnosis and the use of Taenia solium ELISA toolkit to detect pigs infect with cysticercosis early for treatment and handling in accordance with Veterinary regulations.
- The dissertation results are valuable references for training, scientific research in specialized universities and colleges.
* Opening issues for further studies:
Continue to study on the sensitivity and specificity of diagnostic kits in order to detect pigs infect with cysticercosis early and to be able to apply correspondent measures.
1. Trích yếu luận án Tiến sĩ của NCS. Đỗ Thị Lan Phương
2. Tóm tắt luận án Tiến sĩ bằng tiếng anh của NCS. Đỗ Thị Lan Phương
3. Tóm tắt luận án Tiến sĩ bằng tiếng việt của NCS. Đỗ Thị Lan Phương
4. Luận án Tiến sĩ của NCS. Đỗ Thị Lan Phương