Banner
Trang chủ ĐÀO TẠO Tiến sĩ Thông báo

Trang thông tin luận án của NCS. Lê Thị Khánh Hòa

24/03/2023 10:45 - Xem: 1022

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên luận án: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, bệnh do giun tròn Spirocerca spp. gây ra trên chó tại tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị.

Ngành: Ký sinh trùng & Vi sinh vật học thú y; Mã số: 9.64.01.04

Họ và tên NCS: Lê Thị Khánh Hòa

Khóa đào tạo: 2018 – 2021

Người hướng dẫn khoa học:  GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan

                                                   TS. Phan Thị Hồng Phúc

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án đã có những kết luận về những kết quả mới như sau:

            Định danh được loài S. lupi ký sinh trên chó bằng kỹ thuật hình thái học và kỹ thuật sinh học phân tử.

            Xác định được 2 loài bọ cánh cứng - vật chủ trung gian của giun thực quản S. lupi ký sinh trên chó tại Thái Nguyên là: Catharsius molosus Copris szechouanicus.

            Xác định được thời gian ấu trùng S. lupi phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh trong bọ cánh cứng là 16 - 17 ngày.

Xác định được tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó tại tỉnh Thái Nguyên qua mổ khám là 18,29%, qua xét nghiệm phân là 16,76%.

Đã nghiên cứu thành công vòng đời của giun thực quản S. lupi trên chó gây nhiễm, thời gian hoàn thành vòng đời là 126 - 135 ngày.

            Xác định được triệu trứng lâm sàng, bệnh tích đại thể và vi thể của chó mắc bệnh giun thực quản. Đây là cơ sở để khuyến cáo cho công tác chẩn đoán bệnh.

            Xác định được hiệu lực và độ an toàn của 3 loại thuốc điều trị bệnh giun thực quản, trong đó thuốc doramectin liều 0,5 mg/kg TT có hiệu lực tẩy giun tròn S. lupi cho chó cao (100%) và an toàn hơn ivermectin và milbemycin oxime.

Đề xuất được biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh giun thực quản trên chó.

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

            Là công trình nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về bệnh giun thực quản ở chó; xác định được loàivật ký sinh, vật chủ trung gian và tình hình nhiễm giun thực quản S. lupi trên chó tại tỉnh Thái Nguyên.

            Xác định được triệu chứng, bệnh tích điển hình của chó mắc bệnh giun thực quản S. lupi. Đây là cơ sở khoa học giúp cán bộ thú y và người nuôi chó chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời.

            Là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn chó áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh giun thực quản, hạn chế tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó, hạn chế tác hại do giun tròn S. lupi gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe đàn chó, từ đó giảm thiệt hại về kinh tế cho người nuôi chó.

            Kết quả đề tài luận án là tài liệu tham khảo có giá trị trong đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học, Cao đẳng và Viện nghiên cứu chuyên ngành.

            * Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

            Nghiên cứu sâu về vật chủ trung gian của giun tròn S. lupi, về hiệu lực của thuốc tẩy đối với ấu trùng giun S. lupi, về khả năng kháng thuốc của loài giun này…là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.

INFORMATION OF Ph.D DISSERTATION

Dissertation title: "Study on several biological charracteristicts of Spirocercosis caused by the nematode Spirocerca spp. in  dogs in thai nguyen and its measures of prevetion and treatment”.

Speciality: Parasitology & Veterinary Microbiology; Code: 9.64.01.04

PhD candidate:  Le Thi Khanh Hoa

Training course: 2018 - 2021

Scientific Supervisors: 1. Prof. Dr. Nguyen Thi Kim Lan

                                                2. Dr.  Phan Thi Hong Phuc

Training institution: University of Agriculture and forestry - Thai Nguyen University

NEW FINDINGS  OF THE DISSERTATION.

The dissertation has drawn conclusions from the new results as follows:

Identification of parasitic S. lupi species in dogs by using morphological techniques and molecular biology techniques.

Two species of beetles have been identified - intermediate hosts of  parasitic esophageal worm S. lupi in dogs in Thai Nguyen including Catharsius molosus and Copris szechouanicus  

The time taken for S. lupi larvae to develop into pathogenic larvae in beetles was identifined as 16 - 17 days.

The prevalence of esophageal worm infection in dogs in Thai Nguyen province at necropsy was 18.29%, and at stool tests was 16.76% .

The life cycle of esophageal worm S. lupi was successfully studied  in  experimetally infected dogs, the time period to omplete the life cycle is 126 - 135 days.

Clinical signs, gross and microscopic lesions in dogs with Spirocercosis was identified. This is the basis for recommendations of diagnostic work.

The efficacy and safety of 3  anthelmentic drugs  in treating  spirocercosis  was determined, in which the dose of doramectin 0.5 mg/kg  B.W was more effective and  safer in treating Spirocercosis caused by S. lupi in dogs than ivermectin and milbemycin oxime.

Preventive and control measures of Spirocercosis caused by S. lupi  in dogs was recommended.

APPLICABILITY IN PRACTICE AND ISSUES NEED TO CONTINUE STUDYING

* Applicability in practice

This  is a comprehensive and systematic study on spirocercosis  in dogs including identification of parasitic species, intermediate hosts and situation of infection of esophageal worm S. lupi in dogs in Thai Nguyen province.

Typical symptoms and lesions of dogs suffering  from Spirocercosis  caused by S. lupi were identified. This is a scientific basis to help veterinarians and dog owners diagnose and detect the disease early and treat it in time.

It is a scientific basis to recommend dog owners to apply preventive measures against spirocercosis to limit the prevalence of infection in dogs and limit damage caused by nematode S. lupi, contributing to health protection of dogs, thereby reducing economic losses for dog owners.

The results of the dissertation are valuable references in training and scientific studies at universities, colleges and specialized research institutes.

 * Unresolved issues that need further studying

Study deeply on the intermediate hosts of the nematode S. lupi, and the effecacy of antelmintics in S. lupi  larvae, and the drug resistance of this worm species are issues that need further studying in the coming time

1. Trích yếu luận án tiến sĩ của NCS. Lê Thị Khánh Hòa

2. Báo cáo tóm tắt bằng tiếng anh của NCS. Lê Thị Khánh Hòa

3. Báo cáo tóm tắt bằng tiếng việt của NCS. Lê Thị Khánh Hòa

4. Luận án tiến sĩ của NCS. Lê Thị Khánh Hòa

BÀI VIẾT LIÊN QUAN