Tham dự Hội thảo có GS.TS. Nguyễn Thế Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS. Nguyễn Hưng Quang, Hiệu trưởng; TS.Nguyễn Chí Hiểu, PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng - Phó Hiệu trưởng; Lãnh đạo các đơn vị, trưởng phó các bộ môn, các giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên.
Toàn cảnh Hội thảo
Tại hội thảo các đại biểu đã được nghe 8 bài trình bày về triết lý của Canada trong giảng dạy và đánh giá học phần; Thực trạng và giải pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với chuẩn đầu ra của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên; Kinh nghiệm của Khoa CNTY trong kết nối doanh nghiệp tham gia đào tạo; Phương pháp dự giờ, đánh giá giảng viên theo hướng tích cực; Ứng dụng một số phần mềm tin học trong thiết kế bài giảng, giảng dạy và đánh giá người học; Ứng dụng một số phần mềm, công cụ trong hỗ trợ, thiết kế bài giảng, giảng dạy các học phần Khoa học cơ bản; Kinh nghiệm của Khoa KT&PTNT trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giảng dạy và Phương pháo giảng dạy tích cực ở bậc đại học.
GS.TS. Nguyễn Thế Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường trình bày tham luận tại Hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Hưng Quang, Hiệu trưởng Nhà trường ghi nhận và đánh giá cao sự cố gắng của các thầy cô khi đại dịch Covid – 19 gây rất nhiều khó khăn và thách thức cho thầy và trò của nhà trường. Để chuẩn bị cho năm học 2022 – 2023, các giảng viên cần chuẩn bị tinh thần để khởi động một năm học mới.Các bài trình bày tại hội thảo xuất phát từ tâm huyết và thực tiễn dạy và học của nhà trường, qua đó khẳng định được trình độ và phương pháp giảng dạy, đánh giá của các giảng viên rất bài bản, các khoa chuyên môn cần chia sẻ các bài tham luận đến các giảng viên của từng bộ môn. Hiệu trưởng mong các phòng ban cần thay đổi cách kiểm tra đánh giá, đổi mới cách thức dự giờ và các thầy cô cần thiết kế bài giảng, tổ chức giảng dạy lôi cuốn sự tham gia của người học và tang hiệu quả học tập…
PGS.TS. Nguyễn Hưng Quang, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Hội thảo
Hội thảo được tổ chức nhằm tăng cường chia sẻ kinh nghiệm của giảng viên Trường Đại học Nông Lâm trong việc thiết kế và triển khai các tiết thực hành, các học phần rèn nghề và thực tập nghề nghiệp hiệu quả; Kết nối doanh nghiệp, chuyên gia tham gia giảng dạy, tăng nội dung thực tiễn của học phần; Thiết kế bộ đề thi nhằm đánh giá toàn diện người học, đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần và ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giảng dạy. Đồng thời tăng cường sự kết nối, hợp tác giữa các đơn vị trong công tác đào tạo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên.
Thu Hà